About Me

header ads

Kỹ thuật dùng thuốc tại chỗ

KỸ THUẬT DÙNG THUỐC TẠI CHỖ

1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh nhân mắc các bệnh ở tai, mắt, mũi có nhu cầu dùng thuốc tại chỗ. Mặc dù  các thuốc dùng tại chỗ ít gây tác dụng phụ. Trong khi đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ các quy định dùng thuốc. Thực hiện thường xuyên 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng.
Kết quả hình ảnh cho cách dùng thuốc
2. KỸ THUẬT DÙNG THUỐC NHỎ TAI VÀ RỬA TAI
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Thuốc nhỏ theo chỉ định.
- Quả bóp cao su, ống thuốc nhỏ giọt.
- Tấm nilon.
- Bông cầu.
- Khay quả đậu.
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân về mục đích của kỹ thuật để bệnh nhân yên tâm.
Bệnh nhân ngồi hoặc nằm, đầu nghiêng về bên tai lành.
2.3. Thực hành kỹ thuật
2.3.1. Nhỏ thuốc vào tai
- Điều dưỡng rửa tay.
- Tay phải cầm ống thuốc nhỏ giọt.
- Tay trái kéo vành tai lên trên và ra sau, nhỏ vài giọt thuốc vào thành ống tai, không nhỏ thẳng vào màng nhĩ kéo nhẹ vài lần vành tai cho thuốc dễ vào.
- Dặn bệnh nhân giữ đầu ở tư thế đó vài phút.
- Lấy bông cầu nút tai lại để thuốc không chảy ra ngoài.
- Đỡ bệnh nhân ngồi dậy.
2.3.2. Rửa tai
Quàng tấm nilon lên vai bệnh nhân, để đầu nghiêng về phía bên tai cần rửa, nhờ bệnh nhân cầm khay quả đậu hứng nước bẩn dưới tai, nếu bệnh nhân còn nhỏ thì có người phụ.
- Điều dưỡng tay phải cầm quả bóp có ống hút.
- Tay trái dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vành tai lên trên hoặc kéo dái tai xuống dưới.
- Bơm nước từ từ vào thành ống tai ngoài, bơm đều và nghỉ cắt quãng, không được bơm quá nhanh làm bệnh nhân có thể chóng mặt hay nhức đầu.
- Sau khi rửa xong dùng bông lau khô ống tai và vành tai bệnh nhân.
3. DÙNG THUỐC NHỎ VÀ LAU MẮT, RỬA MẮT
3.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Thuốc nước, thuốc mỡ theo chỉ định.
- Miếng gạc vô khuẩn.
- Bông hấp thấm nước.
- Khay quả đậu.
- Dung dịch để rửa mắt: dung dịch muối 14%, natri hydrocarbonat 22%, thuốc tím pha loãng 0,25%, dung dịch Boric.
3.2. Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích để bệnh nhân yên tâm, phối hợp thực hành kỹ thuật.
- Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế tựa, đầu tựa vào thành ghế.
3.3. Thực hành kỹ thuật
3.3.1. Nhỏ thuốc mắt
- Điều dưỡng rửa tay.
- Tay trái cầm miếng gạc kéo mi mắt dưới xuống.
- Tay phải cầm ống thuốc nhỏ 2 giọt thuốc vào niêm mạc mi dưới, nhỏ vào niêm mạc nhãn cầu, rồi thả tay ở mi mắt ra.
- Bảo bệnh nhân nhắm mắt lại, lấy bông vô khuẩn thấm thuốc tràn ra ngoài mắt.
3.3.2. Tra thuốc mỡ
Tay trái kéo mi mắt dưới xuống, tay phải cầm ống thuốc bóp một lượng thuốc vừa đủ bằng hạt thóc vào niêm mạc mi dưới, chờ một chút cho thuốc mỡ tan rồi thả tay ở mi mắt ra.
3.3.3. Lau  mắt
Dùng bông vô khuẩn thấm vào nước chín để nguội hoặc nước muối sinh lý 90/00; lau mi mắt từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, lau xong một mắt lấy bông khác lau tiếp mắt thứ hai.
Không lau hai mắt cùng một miếng bông.
3.3.4. Rửa mắt
- Bệnh nhân nằm, đầu nghiêng sang bên cần rửa.
- Đặt khay quả đậu dưới mắt.
- Dùng quả bóp hút dung dịch để bơm rửa mỗi mắt 2 - 3 lần.
- Lấy gạc vô khuẩn lau sạch và bảo bệnh nhân nhắm mắt lại.
4. DÙNG THUỐC NHỎ MŨI
4.1. Dụng cụ
- Thuốc nước có ống nhỏ giọt.
- Hoặc tuýp thuốc mỡ theo chỉ định.
4.2. Chuẩn bị bệnh nhân
-  Giải thích hướng dẫn bệnh nhân phối hợp thực hành kỹ thuật.
- Bệnh nhân nằm hoặc ngồi trên ghế tựa ngửa đầu ra sau.
4.3. Thực hành kỹ thuật
- Điều dưỡng rửa tay.
- Tay trái giữ đầu bệnh nhân.
- Tay phải cầm ống thuốc nhỏ giọt.
- Nhỏ 2 - 3 giọt vào thành bên của mũi.
- Sau đó bóp nhẹ cánh mũi để thuốc ngấm đều.
Thuốc theo chỉ định là thuốc mỡ: cho vào mỗi bên mũi một ít thuốc bằng hạt thóc, nhắc bệnh nhân hít nhẹ từ từ, không được hít mạnh làm thuốc xuống họng.
5. TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
5.1. Nhiễm khuẩn
Nếu không tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn – tiệt khuẩn sẽ gây ra:
- Viêm kết mạc mắt, viêm mũi, viêm tai do vi khuẩn.
- Virus viêm gan B, C, HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân qua niêm mạch mắt, mũi và da tai bị tổn thương.
5.2. Do thuốc
- Dị ứng với thuốc.
- Xuất huyết dưới kết mạc, giảm thị lực, thính lực do sử dụng thuốc không đúng chỉ định, thực hành kỹ thuật không đúng quy trình.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét